KHÔNG LÍ TƯỞNG CUỘC SỐNG SẼ MÙ LÒA
Câu chuyệntình cờ nhưng gợi nhiều suy tưởng. Tối 24.3 vừa rồi, trong căn phònghẹp tại TP.HCM của cô giáo T. có cuộc hội ngộ thú vị giữa thầy và tròlớp 10C một trường ở Hà Nội do cô làm chủ nhiệm sau 45 năm xa cách, kểtừ 1964. Cô giáo và thầy giáo đã quá cái tuổi "xưa nay hiếm", tóc đãbạc trắng, còn học trò thì cũng đã lên chức ông nội, bà ngoại cả. Gặpnhau sau gần nửa thế kỷ, mừng mừng, tủi tủi.
S.,đại tá quân đội đã về hưu, nhận được điện thoại của trưởng lớp gọi, đãđứng ngồi không yên chờ vợ về để trao ngay cháu ngoại cho bà giữ, đểrồi phóng vội từ Biên Hòa về kịp dự cuộc hội ngộ. Ph., Nh., BT., Đ… vẫnphong cách đảm đang của những nữ sinh Hà Nội, khệ nệ mang những túithức ăn chuẩn bị sẵn đến nhà cô giáo, ríu rít "quát" các bạn nam H., T.khẩn trương bưng bê dọn bàn. Chuyện đang nở như ngô rang bỗng trầm hẳnxuống khi nhắc đến hai bạn C. và N. đã yên nghỉ trên nghĩa trang TrườngSơn.
Tế nhị và kín đáo làm loãng bớt đi bầu không khí trầm lắng, cô T.nhắc đến câu thơ mà cả lớp 10C từng ngồi im như tượng trong buổi thầyT. lên lớp: "...Sáng chớm lạnh trong lòng Hà Nội/Những phố dài xaoxác hơi may/Người ra đi đầu không ngoảnh lại/Sau lưng thềm nắng lá rơiđầy...".
Rồi bàn tiệc lặng đi khi S. lên tiếng: "Dạo ấy thầy là thần tượng của chúng em. Buổi thầy trình bày về Paven Coocsaghin trong "Thép đã tôi thế đấy" cả lớp nuốt từng lời. Và rồi sau đó, chính câu thơ thầy giảng trên lớp: "Tuổihai mươi khi hướng đời đã thấy/Thì xa xôi gấp mấy cũng lên đường/Sống ởthủ đô mà dạ để mười phương...", đã giục giã em vào bộ đội".
Cô T. còn gợi chuyện một học sinh gặp cô sau 15 năm trụ bám trên TâyBắc, đã phàn nàn về cái "thời ấu trĩ" sống ở thủ đô mà dạ để mườiphương ấy khiến cho giờ đây mình bị thua chúng kém bạn về bằng cấp, vềcuộc sống.
Người thầy giáo trầm ngâm khẽ hỏi học trò: "Các em nghĩ thế nào về cái thời gọi là "ấu trĩ" ấy?".
H. - nhà doanh nghiệp thành đạt trả lời không chút ngập ngừng: "Xinthưa thật với cô, với thầy, quả là dạo ấy chúng em cũng có những cáilướng vướng, nhưng điều phải khẳng định là chúng em biết đó là cái cầnhướng tới, và đó chính là cái làm cho chúng em không bị gục ngã. Ấu trĩthì quả là có, nhưng đẹp cô ạ". Nh. thì dịu dàng hơn: "Nhưng chính nhờcái ấu trĩ đẹp của một thời ấy đã khiến cho chúng em đôi lúc biết phẫnnộ và thất vọng trước sự "tỉnh táo và thực dụng" của những người nóimột đằng làm một nẻo, nhờ nó chúng em có thể đàng hoàng ngẩng cao đầuvà không hổ thẹn khi khuyên dạy con cháu của chúng em"...
Người thầy giáo trầm giọng nói với học trò mà như nói với chính mình: "Phải thấy cho ra cái "ấu trĩ" thì mới hiểu rõ được ý nghĩa của việc vượt qua cái "ấu trĩ" ấy". Mộtcuộc thám hiểm thật sự không phải ở chỗ tìm kiếm những vùng đất mới, màở chỗ cần có đôi mắt mới. Có đôi mắt mới sẽ nhìn ra được vẻ đẹp thật sựcủa lý tưởng mà chúng ta theo đuổi với nhận thức sâu sắc rằng một cuộc sống không có lý tưởng là một cuộc sống mù lòa.Lý tưởng đó là lý tưởng vĩ đại mà vì nó, bao thế hệ Việt Nam đã phảingã xuống để đất nước đứng dậy. Lý tưởng đó được Bác Hồ ghi trong dichúc: Xây dựng một nước Việt Nam hòa bình, thống nhất, độc lập dân chủ và giàu mạnh.
Câu chuyện tạm dừng lại với một câu hỏi đặt ra: Thầy ơi, em vẫnnhớ câu hỏi thầy gợi ra từ dạo ấy: Gớt nói phải hành động. Lênin thìđòi hỏi phải ước mơ. Vậy Gớt đúng hay Lênin đúng, hay cả hai đều đúng?
Vâng, phải biết ước mơ, song ước mơ chỉ có ý nghĩa khi nó giục giãcon người hành động. Lý tưởng chỉ đẹp khi bằng hành động cụ thể vàthiết thực để lý tưởng không chỉ là một lời xưng tụng
(THEO CHƯƠNG TRÌNH CHÀO BUỔI SÁNG CỦA TUỔI TRẺ ONLINE
<<TRANG CHU